Tất tần tật về hackathon cập nhật mới nhất
Table of Contents
Nếu là người có quan tâm đến tin học và lập trình, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua từ hackathon. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hackathon là gì. Để giúp quý độc giả hiểu hơn về hackathon, ViEvent xin tổng hợp những thông tin nổi bật nhất về chương trình hackathon. Hãy cùng xem hackathon là gì qua bài viết dưới đây.
Hackathon là một thuật ngữ phổ biến nhất trong thế giới số. Vậy thực chất hackathon là gì? Hackathon bắt nguồn từ sự kết hợp giữa hai từ là “hack” và “marathon”. Trong đó, “hack” có nghĩa là sử dụng công nghệ lập trình để tìm kiếm giải pháp. “Marathon” được dùng để mô tả một cuộc chạy bộ đường dài với sự nỗ lực và tập trung không ngừng nghỉ. Có lẽ đọc đến đây bạn đã đoán được chút ít về chương trình hackathon là gì. Người ta dùng “hackathon” để chỉ sự kiện về lập trình dành cho chuyên gia trong lĩnh vực phát triển phần mềm (quản lý dự án, thiết kế giao diện,...) và lập trình viên. Qua chương trình hackathon, họ hợp tác và cùng nhau cải thiện nhằm xây dựng một chương trình phần mềm mới trong thời gian quy định. Hackathon còn có tên gọi khác là codefest.
Dự án trong hackathon là gì? Chúng có thể là ứng dụng di động, phần mềm máy tính hay hệ thống thông tin. Thông thường, người tham gia sự kiện hackathon sẽ được chia theo nhóm để viết mã lập trình với mục tiêu vận hành thành công sản phẩm vào cuối sự kiện. Nếu muốn giành được chiến thắng, người tham gia cần có và thể hiện được ý tưởng mới lạ gây ấn tượng. Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm cũng rất quan trọng, góp phần biến ý tưởng thành một bản thiết kế và triển khai ngay tại cuộc thi hackathon.
Nguồn gốc của hackathon
Ngày 6 tháng 6 năm 1999, Niels Provos của OpenBSD đã tổ chức một cuộc thi về lập trình và ứng dụng đầu tiên trên nền tảng Java tại Canada. Sự kiện này mang tên hackathon. Vào thời điểm đó, hackathon còn được gọi là ngày Hack hay Hackfest (Lễ hội tìm kiếm các giải pháp thông qua công nghệ lập trình).
Cuộc thi có mười người tham gia. Họ làm việc trực tiếp trên phần mềm đã mã hóa trong hai ngày liên tục trên cơ sở đảm bảo các quy định bảo mật của Mỹ về phần mềm. Cuộc thi này đã trở thành cột mốc đầu tiên trong lịch sử hackathon.
Ngày nay, những công ty có nền tảng web-based có thể tìm kiếm nhân sự tài năng thông qua chương trình hackathon. Bởi lẽ, mục tiêu khi tổ chức các cuộc thi hackathon là thực hiện mô hình nhân viên theo đuổi ý tưởng táo bạo đồng thời làm chủ ý tưởng đó trong một môi trường ít rủi ro hơn so với thực tế.
Ưu điểm của hackathon là gì?
Là một cuộc thi đã quá quen thuộc với những lập trình viên, vậy ưu điểm của hackathon là gì? Có thể kể đến một số điểm sau:
- Hackathon mang lại những sản phẩm phần mềm có tính thực tiễn và tính ứng dụng cao. Chúng góp phần giúp công nghệ cũng như kinh tế xã hội phát triển hơn. Rõ ràng, hackathon là cơ hội tuyệt vời để ta hiện thực hóa những ý tưởng ấn tượng và áp dụng chúng vào đời sống thực tiễn.
- Thứ hai, hackathon tạo ra mối liên kết giữa những người có nền tảng kỹ thuật cao, kéo họ xích lại gần nhau hơn. Chương trình hackathon sẽ tạo ra một nhóm người tài giỏi, họ có thể giải quyết vấn đề và ra mắt những sản phẩm có giá trị cao.
- Thứ ba, hackathon còn là môi trường để các cá nhân tìm kiếm và phát huy năng lực, sở trường của mình. Qua đó, họ có thể mở mang tầm hiểu biết, đồng thời “tích góp” thêm những kỹ năng nền tảng phục vụ cho công việc.
Ngoài ra, người tham gia còn được giao lưu và trao đổi với những bậc tiền bối trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Những công ty, doanh nghiệp công nghệ cũng có thể tìm được nhân viên thích hợp thông qua cuộc thi hackathon.
Nhược điểm của cuộc thi hackathon
Dù có nhiều ưu điểm nhưng hackathon vẫn tồn tại một vài nhược điểm:
- Việc hình thành ý tưởng nhằm vượt qua vòng 1 của cuộc thi hackathon là không hề đơn giản. Có những người phải bỏ ra rất nhiều công sức để có ý tưởng nhưng sản phẩm thành quả lại không mang tính khả thi và không có tính thực tiễn như mong đợi.
- Người tham gia cuộc thi phải chịu áp lực không nhỏ về ý tưởng và thời gian.
- Tiêu chuẩn chính của ban tổ chức khó mà phân định rõ ràng do công tác đánh giá và sàng lọc ý tưởng của thí sinh chưa có tính chính thức. Quá trình chấm điểm thường cảm tính và dựa vào quyết định từ ban tổ chức.
Ngoài ra, hackathon còn rất tốn kém về cả chi phí, thời gian và nguồn lực. Thực chất, bạn sẽ không đảm bảo có lợi nhuận khi tổ tổ chức sự kiện hackathon.
Phân biệt những sự kiện hackathon
Ta có thể phân biệt các chương trình hackathon dựa trên đối tượng thí sinh tham gia. Thông thường, có 3 loại sự kiện hackathon chính mà ta thường gặp.
Đối với những người mới
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin, học sinh sinh viên cũng có thể tham gia chương trình hackathon. Họ sẽ thi đấu trong các sự kiện viết mã cho ngôn ngữ lập trình dành riêng cho những ai mới bắt đầu. Tổ chức hackathon cũng là phương pháp rất hiệu quả mà các trường đại học thường sử dụng nhằm giúp sinh viên trao đổi cũng như nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin.
Đối với các nhà lập trình viên hoặc khoa học dữ liệu
Sự kiện hackathon dành riêng cho lập trình viên hoặc các nhà khoa học dữ liệu có thể diễn ra với hai hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi tổ chức trực tuyến, chúng có thể kéo dài hơn một tháng, một quý hoặc hơn nửa năm. Các cuộc thi hackathon trực tiếp chỉ kéo dài nhiều nhất là một tuần. Thực tế, trên thế giới cũng có dạng hackathon hybrid (kết hợp online và offline), ví dụ như Kaggle và Cuộc thi viết mã do Google tổ chức.
Đối với các doanh nghiệp
Hackathon của các doanh nghiệp thường có xu hướng tập trung vào khía cạnh kinh doanh thay vì nhấn mạnh công nghệ. Thông thường, doanh nghiệp sẽ ra “đề bài” cho các đội chơi trình bày ý tưởng và mô hình sản phẩm cụ thể. Theo đó, các đội chơi tham gia hackathon của doanh nghiệp rất cần có người am hiểu về thiết kế và truyền thông.
Những công ty lớn như Google, Facebook hay Microsoft cũng thường tổ chức các cuộc thi coding (nghĩa là viết mã cho ngôn ngữ lập trình). Những cuộc thi này dành riêng cho nhân viên của họ với mục đích là phát triển các sản phẩm hiện hành đến từ những cái tên này.
ViEvent cung cấp nền tảng hackathon hàng đầu hiện nay
Nếu bạn còn đang loay hoay không biết nên lựa chọn nền tảng nào để tổ chức sự kiện hackathon, hãy tham khảo ViEvent. Đây là phần mềm cung cấp nền tảng tổ chức sự kiện online ấn tượng hàng đầu hiện nay. Một số ưu điểm của ViEvent mà chúng tôi xin được liệt kê bao gồm:
- Tạo và quản lý nhiều sự kiện, cuộc thi online cùng lúc.
- Có email nhắc nhở tự động (dựa trên email người tham dự mà bạn cung cấp) cho mỗi sự kiện để khách mời không bị missed.
- Bạn có thể tạo sự kiện lặp lại, diễn ra nhiều ngày hoặc theo một lịch trình nhất định, rất phù hợp với cuộc thi như hackathon.
- Phòng chuẩn bị sự kiện phục vụ mục đích tập dượt.
- ViEvent có thể mô phỏng gần với một sự kiện thực tế.
Với những ưu điểm nêu trên và nhiều tính năng ấn tượng khác, ViEvent hoàn toàn có thể giúp bạn tổ chức hackathon thành công.
Trên đây là tất tần tật thông tin về hackathon là gì. Bắt đầu tổ chức cuộc thi hackathon của bạn qua ViEvent tại đây https://vievent.net nhé!
ViEvent - Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức sự kiện online Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.