Gợi ý mẫu kịch bản team building chi tiết và hấp dẫn nhất

Để tổ chức một sự kiện thành công thì công đoạn viết kịch bản vô cùng quan trọng. Đối với hoạt động team building thì việc xây dựng kịch bản team building cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn và tìm được ý tưởng độc đáo nhất, ViEvent sẽ chia sẻ cho bạn thông tin và mẫu kịch bản team building ấn tượng thông qua bài viết này.

Hoạt động team building mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp 

Kịch bản team building là gì?

Kịch bản team building là một bản kế hoạch chi tiết và tổng quát toàn bộ hoạt động team building. Bao gồm như: timeline, thời gian, thời lượng từng hạng mục, nhân sự phụ trách, nội dung, trò chơi... được sắp xếp theo trình tự khi thực hiện chương trình.

Vai trò của kịch bản team building vô cùng quan trọng, không chỉ giúp công tác kiểm soát nhân sự của ban tổ chức dễ dàng hơn, mà còn góp phần giúp sự kiện diễn ra một cách thành công, hiệu quả như mong muốn.

Tùy theo nhu cầu và mục đích của doanh nghiệp, kịch bản team building thường có nhiều dạng khác nhau như:

  • Kịch bản tổng quát: Kịch bản này sẽ bao quát toàn bộ nội dung chương trình để phục vụ công tác giám sát và điều phối.
  • Kịch bản MC: Văn phong được sử dụng trong kịch bản MC phải trau chuốt, lịch sự, sử dụng những từ ngữ chuyên môn và phù hợp với mục đích sự kiện.
  • Kịch bản kỹ thuật: Liên quan đến âm thanh, ánh sáng với mục đích hỗ trợ các nhân viên kỹ thuật, hậu cần nắm bắt được nội dung hiệu ứng cho từng hạng mục.
  • Kịch bản timeline: Có những thông tin chi tiết về nội dung, thời gian thực hiện, nhân sự phụ trách,... Dùng để hỗ trợ ban tổ chức có thể theo dõi từng công việc một cách hiệu quả.
 Xây dựng kịch bản team building thu hút nhiều khách mời 

Những yếu tố xây dựng kịch bản team building hoàn hảo

Để xây dựng kịch bản team building chi tiết và cụ thể, người viết kịch bản cần phải nắm rõ những yếu tố sau đây:

  • Lựa chọn concept phù hợp cho sự kiện
  • Cân bằng ngân sách sự kiện
  • Xác định đối tượng tham gia, thời gian và địa điểm tổ chức
  • Lựa chọn thông điệp có giá trị và mang ý nghĩa sâu sắc
  • Kế hoạch trò chơi hấp dẫn
  • Lựa chọn hình thức tổ chức sự kiện team building
Viết kịch bản team building cần có những yếu tố nào 

Những lưu ý khi xây dựng kịch bản team building

Ngoài việc hiểu rõ cách xây dựng kịch bản team building tốt, bạn cũng cần phải lưu ý một vài điểm quan trọng dưới đây khi viết kịch bản chương trình.

Mục tiêu của chương trình

Kịch bản có hay và giúp sự kiện team building diễn ra thành công hay không, cần phải dựa vào mục tiêu của chương trình. Để có thể viết một kịch bản team building tốt nhất, người viết cần phải quan sát trên tình hình thực tế của từng thành viên, xem họ có những điểm mạnh hay điểm yếu nào.

Và bám sát vào mục đích, mục tiêu của sự kiện để định hướng, đưa ra những nội dung, trò chơi phù hợp nhất. Đồng thời giúp doanh nghiệp lan tỏa những thông điệp có giá trị đến với mọi người.

Thời gian và địa điểm tổ chức team building

Việc xác định thời gian vô cùng quan trọng đối với mỗi sự kiện, nhằm giúp bạn có thể lên kế hoạch thời gian hợp lý cho từng hạng mục và dễ dàng giám sát tiến độ của chương trình. Nếu thời gian không được phân bố hợp lý cho từng hoạt động thì có thể sẽ gặp những rủi ro bất ngờ xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng sự kiện.

Ngoài ra, xác định địa điểm tổ chức team building cũng vô cùng quan trọng. Trong kịch bản team building cần phải thể hiện rõ những hoạt động sẽ được thực hiện tại nơi nào. Một vài địa điểm có thể lựa chọn như: công viên, hội trường, bãi biển, rừng núi, resort, trong văn phòng,...

Xác định địa điểm và thời gian tổ chức team building 

Đối tượng người tham gia

Lưu ý quan trọng khi xây dựng kịch bản team building chính là xác định đúng đối tượng tham gia sự kiện. Vì mỗi đối tượng sẽ có đặc điểm về độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe khác nhau và nội dung chương trình team building sẽ khác nhau.

Giả sử, đối tượng tham gia là cách thành viên trong công ty thì kịch bản trò chơi team building sẽ thiên về tinh thần đồng đội, gắn kết với nhau. Hay đối tượng tham gia là học sinh, nội dung kịch bản sẽ thiên về vui chơi, vận động trí tuệ giúp nâng cao và phát triển kỹ năng.

Liệt kê đối tượng người tham gia trong kịch bản 

Đảm bảo ngân sách

Ngân sách khi tổ chức team building luôn được quan tâm nhiều nhất. Khi viết kịch bản team building bạn cần phải xác định ngân sách rõ ràng để doanh nghiệp có thể kiểm soát từng khoản chi, lựa chọn bên cung ứng dịch vụ phù hợp nhất.

Trò chơi của team building

Hoạt động trò chơi là yêu cầu không thể nào thiếu trong kịch bản teambuilding. Đặc biệt, nội dung trò chơi phải phù hợp với mục tiêu sự kiện hướng tới, đúng đối tượng tham gia và mang lại giá trị. Hạng mục trò chơi của chương trình team building phải thật độc đáo, thú vị, thật sự cuốn hút mới tạo cho người chơi có cảm giác thích thú và giúp chương trình trở nên thành công hơn.

Hoạt động trò chơi của chương trình team building phải cuốn hút 

Nội dung chương trình

Sự kiện team building đóng vai trò khá quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp. Vì vậy, nội dung chương trình và nội dung trò chơi phải có sự logic, thể hiện được tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, mang lại những thông điệp và giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng tới.

Nội dung logic và đúng mục tiêu sự kiện 

Mẫu kịch bản chương trình team building hấp dẫn

Bạn có thể tham khảo mẫu kịch bản team building chi tiết và phổ biến nhất.

Địa điểm tổ chức sự kiện team building: Công viên giải trí/ Resort/ Bãi biển…

Thời gian 

Hạng mục 

Nội dung

Ghi chú 

13h30 - 14h00

Tập trung 

  • Tập trung tất cả người tham dự đến khu vực tổ chức 

  • Người dẫn dắt giới thiệu về chương trình, giới thiệu ban giám khảo và các thành viên tham dự 

  • Người dẫn dắt chương trình sẽ hỗ trợ khuấy động chương trình 

Kiểm tra và chuẩn bị âm thanh, đạo cụ. Bật nhạc nền tạo sự sôi động. 

14h00 - 14h30 

Khởi động 

  • Bắt đầu chơi game cho MC đưa ra, những trò chơi thú vị như: Hỏi nhanh - Đáp nhanh, nối từ,.

  • MC tạo không khí vui nhộn cho các thành viên 

  • Tổ chức văn nghệ ca hát, nhảy múa và từng thành viên giới thiệu bản thân 

Hỗ trợ âm thanh và đạo cụ 

14h30 - 14h45 

Chia đội

  • Phân chia các thành viên theo đội nhóm khác nhau

  • Các đội sẽ chủ động đặt tên, khẩu hiệu, thông điệp 

  • Tiến hành phát đồng phục theo đội, nón, cờ, dây ruy băng,... 

Chuẩn bị đầy đủ đạo cụ cho các đội 

14h45 - 17h00 

Tham gia thử thách và trò chơi

Trò chơi 1: Chung sức đồng lòng

Các đội sẽ được phát một lá cờ, giấy màu, kéo,... tạo ra một sản phẩm nào đó và sẽ thuyết trình. Đội có sản phẩm đẹp & số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng.


Trò chơi 2: Xây trụ 

Đạo cụ gồm: thanh gỗ, dây thừng, thùng nhựa, dây nilon,... 

Dựa vào khả năng tương tác và kỹ năng làm việc nhóm của các thành viên, để xây dựng trụ cột đẹp nhất và giành chiến thắng về cho đội. 


Trò chơi 3:  Cuộc đua sức mạnh 

Sau khi nhận đạo cụ từ ban tổ chức và nhận được đề bài thử thách như: vượt chướng ngại vật, đẩy xe đạp, xoay con quay, bóng rổ, chạy nước ngược,... 

Đội nào thực hiện nhanh nhất sẽ có số điểm cao nhất. Tuy nhiên, trò chơi này yêu cầu phải có thể lực tốt. 


Trò chơi 4: Cuộc đua khốc liệt

Mỗi đội sẽ nhận 1 ngựa hơi từ ban tổ chức. Mông sẽ chạm lưng ngựa và yêu cầu 2 thành viên của đội cùng cưỡi ngựa di chuyển về đích. Khi tới đích 1 thành viên sẽ ở lại, 1 thành viên sẽ cầm ngựa chạy về và thành viên tiếp theo tiếp tục. Đội nào hoàn thành sớm nhất sẽ có số điểm cao nhất. 

  • Sắp xếp hậu cần hỗ trợ

  • Chuẩn bị đủ dụng cụ cho các team 

  • Ban giám khảo quan sát & chấm điểm 

  • Đội hỗ trợ chụp ảnh từng khoảnh khắc để làm tư liệu 

17h00 - 17h30  

Tổng kết & trao giải 

  • Các đội được ngồi nghỉ giải lao

  • Ban giám khảo tiến hành tổng kết điểm các phần trò chơi 

  • Bình chọn cho đội đoàn kết nhất, đội teamwork tốt nhất, thành viên nhiệt tình nhất,...

  • Trao thưởng cho đội chiến thắng & các đội có giải phụ 

  • Trao giấy khen tham gia hoạt động team building cho các thành viên 

Chuẩn bị sẵn các phần thưởng & giấy khen 

17h30 - 18h00

Chụp ảnh lưu niệm & kết thúc chương trình 

  • Ban tổ chức phát biểu cảm nghĩ 

  • Đại diện các đội chơi lần lượt phát biểu cảm xúc của mình 

  • Tặng quà lưu niệm cho người tham dự 

  • MC tuyên bố kết thúc hoạt động team building & mời mọi người chụp ảnh lưu niệm 

  • Các thành viên tự do vui chơi và ca hát 

Phát bài hát thể hiện sự vui nhộn và tinh thần đoàn kết 

Tham khảo thêm bài viết:

  1. Kịch bản chương trình tổ chức sự kiện
  2. Kịch bản sự kiện
Tổ chức sự kiện team building cần phải có mẫu kịch bản 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách viết kịch bản team building hiệu quả nhất và mẫu kịch bản chương trình team building chi tiết mà ViEvent đã chia sẻ đến bạn. Mong rằng, bài viết này đã mang lại những thông tin hữu ích và giúp bạn có những ý tưởng hay cho kịch bản của mình. Nếu có câu hỏi thắc mắc, bạn hãy liên hệ trực tiếp cho ViEvent, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn chi tiết về cách thức xây dựng kịch bản team building hay cách tổ chức team building ấn tượng, thành công nhất và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp với chi phí phù hợp, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, nền tảng trực tuyến tổ chức sự kiện uy tín nhất hiện nay chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.