Lưu ý những lỗi thường gặp khi livestream và cách khắc phục tối ưu nhất

Những lỗi thường gặp khi livestream chắc chắn sẽ luôn xảy ra với những người mới bắt đầu live thậm chí những người có nhiều kinh nghiệm trong livestream cũng thường xuyên mắc phải. Để có được một sóng livestream chỉn chu, chuyên nghiệp, thu hút nhiều người xem nhất bạn nên biết đến những sự cố có thể xảy ra để tìm hướng khắc phục nhanh chóng nhất. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi livestream, hãy tìm hiểu nhé.

Livestream thường xuyên sẽ bị mắc những lỗi sau đây 

Hình ảnh video không ổn định

Hình ảnh của livestream sẽ là thứ mà khách hàng để mắt nhất khi vào phòng live của bạn. Có chất lượng hình ảnh tốt, sắc nét, rõ ràng và sống động sẽ thu hút được nhiều người quan tâm hơn và giữ chân người xem ở lại lâu hơn.

Hãy đảm bảo sử dụng máy quay, điện thoại quay livestream đủ ổn nhất và đặt thêm thiết bị chống rung để cố định thiết bị quay, canh góc chuẩn nhất đẹp nhất khi livestream để đảm bảo sự chuyên nghiệp và chỉn chu nhất trong livestream của bạn.

Chất lượng âm thanh kém

Một lỗi thường gặp khi livestream là chất lượng âm thanh không được đảm bảo, trong khi đó âm thanh chính là yếu tố quan trọng giúp chủ phòng live truyền đạt được lời nói cho nhiều khán giả nghe. Nếu như đang livestream mà có tiếng vo ve, âm thanh ngoài luồng và bị dội ngược dây cáp bị lỏng, bộ trộn âm thanh có cấu hình không đúng.

Tuyệt đối giảm thiểu những tiếng ồn xung quanh, kiểm tra kỹ cấu hình micro và âm thanh khi livestream có ổn định hay chưa và những dây mối nối phải đảm bảo chính xác và chắc chắn.

Lưu ý chất lượng âm thanh và hình ảnh phải chuyên nghiệp khi livestream 

Thời gian livestream không đảm bảo

Livestream sẽ giúp nâng cao việc bán hàng hiệu quả và tăng tương tác, tăng tỷ lệ chuyển đổi rất cao. Để livestream của bạn có nhiều lượt xem và dần trở nên chuyên nghiệp hãy chú ý thời gian khi livestream. Việc livestream phải diễn ra đều đặn hàng tuần thậm chí là hàng ngày và thời gian livestream tối thiểu là 60 phút để có được một lượng tiếp cận nhất định và khách hàng sẽ rất dễ theo dõi và mua hàng.

Lỗi thường gặp khi livestream chính là không lên kế hoạch về thời gian khiến cho khách hàng lãng quên bạn. Vì vậy hãy cố gắng livestream đều đặn và thông báo lên các nền tảng để khách hàng có thể nhận được thông tin buổi live.

Đảm bảo thời gian livestream để khách hàng dễ dàng ghi nhớ 

Livestream không tương tác với khán giả

Một lỗi thường gặp khi livestream sẽ khiến kênh của bạn bị đánh lỗi rất mạnh trên các ứng dụng live chính là không tương tác với khách hàng, livestream không trả lời bình luận thắc mắc của khách hàng hoặc im lặng thời gian dài trong phòng live. Khách hàng theo dõi livestream sẽ nhanh chóng bị nản và rời đi tại vì bạn quá chú tâm vào việc giới thiệu sản phẩm khi họ cảm thấy nhàm chán, không những vậy còn khiến bạn mất đi giá trị trong lòng khách hàng.

Trong lúc livestream hãy cố gắng giải đáp thắc mắc của khách hàng nhiều nhất có thể. Ngoài ra hãy kể những câu chuyện, trò chuyện và tạo minigame để tăng thiện cảm và giúp phòng livestream trở nên sống động hơn.

Thường xuyên tương tác với khán giả giúp tăng doanh thu và lượt xem hơn 

Bị lỗi lịch sự kiện do lặp lại nhiều lần

Trước khi livestream phát sóng cần chuẩn bị chuyên nghiệp từ khâu kịch bản đến khi kết thúc phiên live, kiểm tra chi tiết từng nội dung, thời gian, khách mời tham dự. Nên khi lên lịch sự kiện bạn nên chắc chắn là sẽ không thay đổi, tránh thay đổi và rút lại thứ tự sự kiện livestream điều này sẽ khiến khách hàng nhìn bằng ánh mắt thiếu chuyên nghiệp.

Lỗi thiết bị khi livestream

Sử dụng điện thoại, máy quay để livestream không ổn định sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của buổi live. Nếu bạn mong muốn livestream thường xuyên với hình ảnh sắc nét, chuyên nghiệp hãy lựa chọn thiết bị quay phù hợp, ổn định, đảm bảo chất lượng hình ảnh. Không những vậy dung lượng và tốc độ tiêu thụ pin cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn lưu trữ được nhiều video hình ảnh nặng và thời gian live kéo dài cũng hạn chế bị ảnh hưởng.

Lỗi khóa luồng livestream

Bạn hãy cân nhắc chọn một nền tảng livestream phù hợp, có thể kết nối với nhiều luồng livestream sang các nền tảng hay ứng dụng live khác để tăng khả năng tiếp cận với nhiều người hơn. Hãy kiểm tra kỹ luồng livestream có hoạt động được hay không trước khi lên thông báo cho sự kiện.

Cách tốt nhất bạn nên sở hữu một nền tảng chuyên mở phòng sự kiện livestream như là ViEvent sẽ giúp bạn không còn lo lắng bởi lỗi này. Dễ dàng kết nối với nhiều luồng livestream khác nhau mà không bị lỗi. Ngoài ra nền tảng này còn giúp bạn lưu trữ thông tin và video, phản hồi và quản lý phòng live một cách hiệu quả.

Cách khắc phục những lỗi cơ bản thường gặp trong livestream 

Vị trí đặt thiết bị quay không đúng

Lỗi thường gặp khi livestream khiến cho bạn nhìn thiếu sự chuyên nghiệp làm cho khán giả nhìn chán và nhanh chóng rời bỏ phòng live chính là vị trí đặt thiết bị quay không phù hợp với bối cảnh livestream. Không gian livestream cũng chính là chìa khóa quan trọng giúp gắn kết người live, sản phẩm và khách hàng lại với nhau.

Trước khi phát sóng livestream trực tiếp hãy kiểm tra vị trí thiết bị quay đã đặt đã ổn định và phù hợp hay chưa, chỉ đặt phân nửa bối cảnh hay hiển thị hoàn toàn khu vực livestream. Kiểm tra ánh sáng, đảm bảo khung hình không bị chói hay xuất hiện những vật thể không liên quan. Hãy tận dụng tất cả các thiết bị như: loa, máy quay, điện thoại, máy ảnh, micro, chân máy quay,... để hỗ trợ cho buổi live được tốt nhất.

Tín hiệu và đường truyền kém

Tín hiệu và đường truyền kém là lỗi rất hay gặp khi livestream, hãy đảm bảo bạn đã kết nối micro, loa, thiết bị quay một cách chính xác và kiểm tra đường truyền âm thanh, hình ảnh có tốt không trước khi livestream.

Kết nối mạng kém có thể gây ra lỗi tín hiệu và đường truyền có vấn đề, chính vì vậy bạn cần đầu tư thêm đường truyền mạng, sử dụng wifi hay 3G/4G hoặc có thể sử dụng dây cáp nối trực tiếp với thiết bị để dung lượng mạnh hơn đảm bảo chất lượng khi livestream.

Luồng livestream bị chậm trễ

Luồng livestream bị chậm xuất phát từ nhiều nguyên nhân có thể do kết nối mạng kém hay điện thoại, máy tính đang dùng bị quá tải nên tốc độ xử lý dữ liệu bị chậm khiến cho người xem cảm thấy chán nản rời khỏi phòng live, không những vậy còn khiến cho người livestream bị tụt mood.

Cách khắc phục là bạn phải kiểm tra nguyên nhân đến từ đâu và nâng cấp máy máy tính của mình sử dụng được ổn định hơn hạn chế tải trên CPU. Lưu ý kết nối những thiết bị phát trực tuyến bằng kết nối có dây để có đường truyền ổn định nhất và luồng livestream sẽ được khắc phục hiệu quả.

Lựa chọn nền tảng livestream phù hợp để đảm bảo chất lượng tốt nhất 

Bật mí để có được buổi livestream hiệu quả bạn hãy đầu tư 2 thứ chính là công cụ và phần mềm hỗ trợ sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, hình ảnh tốt hơn và hỗ trợ tối đa cho việc livestream, hạn chế những lỗi thường xuyên mắc phải khiến bạn phải lo lắng.

Những thông tin trong bài viết trên đã liệt kê những lỗi thường gặp khi livestream,mong rằng bạn có thể tránh được và chọn được cách khắc phục hiệu quả nhất để đảm bảo được chất lượng và lòng tin của khách hàng. Lựa chọn một nền tảng livestream như ViEvent bạn sẽ không còn phải lo lắng những lỗi thường gặp khi livestream nữa, chúng tôi sẽ giúp bạn khắc phục tối đa tình trạng đó. Mọi thắc mắc hãy liên hệ cho chung tôi qua https://vievent.net/.